Tính chất nước thải sinh hoạt? Quy trình xử lí nước thải sinh hoạt?

Nước thải sinh hoạt là một trong những nhu cầu tất yếu trong cuộc sống hằng ngày, nguồn nước thải sinh hoạt có thể từ các khu dân cư, bệnh viện, trường học, trạm y tế,… theo khảo sát, mỗi ngày trung bình mỗi người sử dụng 60-80 lít nước. Lượng nước thải sau khi sử dụng chứa một lượng lớn các chất độc hại, vi khuẩn, các loài vi sinh vật gây bệnh, vì thế cần có những biện pháp xử lý đúng cách trước khi xả thải để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Nguồn gốc của nước thải sinh hoạt:

Nước thải có thể có nguồn gốc từ trường học, bệnh viện, nhà vệ sinh công cộng, trung tâm thương mại,…Trong nước thải có chứa các thành phần:

  • Nước cống, nước phục phụ sinh hoạt như: giặt giũ, tắm gội
  • Dầu mỡ từ thức ăn tại các nhà hàng, quán ăn
  • Các chất thải bài tiết của con người

Đặc tính của nước thải sinh hoạt:

Dựa vào thành phần có thể chia nước thải thành hai loại chính:

Nước thải từ quá trình bài tiết của con người như phân, nước tiểu,…

Nước thải từ chất thải sinh hoạt. Đây là nguồn nước thải chứa nhiều vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh

Tính chất của xử lý nước thải sinh hoạt:

tính chất nước thải sinh hoạt? Quy trình xử lí nước thải sinh hoạt?

Tính chất vật lý:

  • Nhiệt độ: tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu của khu vực
  • Màu sắc: màu đen hoặc nâu
  • Độ đục: các hạt lơ lửng hoặc các chất hữu cơ phân hủy trong nước thải tạo nên độ đục. Nước thải càng bẩn thì độ đục càng cao
  • Mùi vị: Nước thải chưa qua xử lý có mùi hôi gây khó chịu

Tính chất hóa học:

  • Độ pH: Độ pH có ý nghĩa quan trong trong quá trình xử lý nước thải, giúp lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp cũng như thay đổi hóa chất khi cần thiết
  • Chỉ số DO: được hiểu là lượng oxy cần để duy trì sự sống cho các sinh vật dưới nước. Quá trình sinh hóa diễn ra cần một lượng lớn oxy cung cấp
  • Chỉ số BOD: là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải bằng các vi khuẩn hiếu khí
  • Chỉ số COD: là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu trong nước thải bằng tác nhân oxy hóa mạnh

Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt:

tính chất nước thải sinh hoạt? Quy trình xử lí nước thải sinh hoạt?
Trạm nước thải tại KCN tập trung.
  • Nước thải sau khi được gom về hệ thống xử lý, các loại rác có kích thước lớn sẽ được giữ lại bằng các thanh chắn rác, nhằm ngăn ngừa tình trạng bị ùn tắc, giúp quá trình xử lý diễn ra thuận lợi hơn.
  • Sau khi tách rác, nước thải sẽ chảy về bể thu gom. Tại đây, dầu mỡ trong nước thải sẽ được tách ra.
  • Sau khi nước thải ra khỏi bể thu gom, nước thải sẽ theo hệ thống chạy vào bể điều hòa. Tại đây nước thải sẽ được hòa trộn một cách đồng nhất, đồng thời thêm vào đây có loài vi sinh vật hiếu khí.
  • Các loài vi sinh vật hiếu khí sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ trong nước thải thành CO2 và nước (với điều kiện oxy phải được cung cấp đầy đủ). Khi oxy được cung cấp đầy đủ, quá trình oxy hóa sinh học và nitrat hóa được diễn ra một cách triệt để
  • Tiếp theo nước thải sẽ đi qua bể lắng, bùn cặn sẽ được giữ lại, nước tiếp tục đi theo hệ thống và được khử trùng.
  • Cuối cùng nước sẽ được đưa qua thiết bị lọc và được đưa ra môi trường bên ngoài.

Men vi sinh được dùng trong xử lý nước thải sinh hoạt:

Khi nhắc đến men vi sinh được sử dụng trong nước thải sinh hoạt, không thể không nhắc đến BCP 50 của hãng Bionetix. Ưu điểm của sản phẩm: tăng chất lượng nước thải đầu ra, giảm bùn và giảm mùi hôi khó chịu, khởi động lại hệ thống xử lý một cách nhanh chóng. Ngoài ra, men vi sinh BCP 50 còn có khả năng sử dụng trong cả môi trường hiếu khí và kỵ khí, phân hủy tốt các chất hữu cơ như protein, chất béo, carbohydrate,..

tính chất nước thải sinh hoạt? Quy trình xử lí nước thải sinh hoạt?

Nam Hưng Phú hiện là đơn vị phân phối các dòng sản phẩm men vi sinh của hãng Bionetix. Với nhiều năm kinh nghiệm và uy tín trên thị trường, chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm chất lượng, an toàn và giá cả hợp lý nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *